Trầm hương trong văn hóa Việt đã gắn liền với các giá trị văn hóa của người Việt trở thành một phần không thể tách rời trong tín ngưỡng tôn giáo, thơ ca, ngoại giao Việt Nam bởi sự đặc trưng mang đậm ý nghĩa tâm linh, góp phần quảng bá những hình ảnh đẹp mang dấu ấn Việt Nam.
1. Trầm hương trong văn hóa tín ngưỡng tôn giáo Việt
Trầm Hương đã trở thành một báu vật linh thiêng thể hiện giá trị cốt lõi trong các nghi lễ tôn giáo và tín ngưỡng người Việt ta.
Việt Nam, nổi tiếng là một quốc gia coi trọng lễ nghi, truyền thống văn hóa dân tộc và thờ phụng tổ tiên. Do đó, nén hương Trầm thường được xem là lễ vật kết nối con người với thần linh, con cháu dâng kính tổ tiên, mà điển hình là trong các nghi lễ vòng đời mỗi người để mong cầu phước lành, bình an.
Sự linh thiêng đến từ hương thơm thanh khiết cùng làn khói trắng đặc trưng người ta tin rằng đó chính là sự nối kết giữa trần thế và bề trên.
2. Ý nghĩa Trầm Hương – Biểu tượng cao quý trong văn học Việt Nam
Trầm hương trong văn hóa Việt len lỏi vào trong thơ ca, văn học Việt Nam từ lâu biểu thị cho sự dung dị mà cao quý. Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có viết đoạn chấp bút về ý trọng tình thâm của Kim – Kiều luôn hiện diện hương trầm.
Khi đôi lứa lần đầu hữu duyên gặp gỡ:
“Liền tay ngắm nghía biếng nằm
Hãy còn thoang thoảng hương trầm chưa phai”.
Cả hai trao nhau lời thề nguyện thiêng liêng
“Vội vàng làm lễ rước vào
Đài sen nối sáp, song đào thêm hương”.
Kim Trọng tìm Kiều sau bao sóng gió
“Có khi vắng vẻ thư phòng
Đốt lò hương giở phím đồng ngày xưa
Bẻ bai rủ rỉ tiếng tơ
Trầm bay nhạt khói gió đưa lay rèm”.
Khi trùng phùng bên nhau
Phím đàn dìu dặt tay tiên
Khói trầm cao thấp tiếng huyền gần xa” (25).”
Trong những khoảnh khắc đặc biệt của chuyện tình Thúy Kiều – Kim Trọng nhà thơ Nguyễn Du đã dùng hương thơm thuần khiết, dung dị, mà cao quý để ” thưởng thức” tình cảm của cặp đôi một cách trân quý nhất. Bởi lẽ, tình ái nam nữ đối với thế nhân là chuyện thường tình, nhưng tình cảm của họ dành cho nhau thật cao quý thanh nhã, còn gì bằng khi dùng trầm để bày tỏ sự trân quý ấy.
3. Ý nghĩa trọng thể của Trầm Hương trong đối ngoại theo chiều dài lịch sử
Được xem là một lễ vật quan trọng trong giao thương và là vật phẩm để dâng vua.
Trước năm 2005, Trầm Hương là một trong những mặt hàng quốc cấm.
Trầm Hương – Kỳ Nam trong thời kỳ phong kiến chỉ có vua chúa mới được quyền sử dụng.
Một nhà truyền giáo người Italia Cristoforo Borri (1583 – 1632) đã chi chép lại về Xứ Đàng Trong như sau:
“Chúa giữ độc quyền mua bán kỳ nam vì hương thơm và tác dụng đặc biệt của nó,… Chỉ một tàu chở đầy trầm hương cũng đủ cho thương gia trở nên giàu có và sung túc suốt đời”
Điều đó, cho thấy được sự quý giá đến đắt đỏ của Trầm Hương Kỳ Nam thời kỳ này.
Ngoài ra, trầm hương trong văn hóa cũng là điểm trọng yếu trong các thương vụ giao thương quốc tế.
Marco Polo trong cuốn Du ký được viết vào TK XIII (19), hay những ghi chép của Tome Pires (1465 – 1524), cho hay:
“loại trầm hương tốt nhất có nguồn gốc từ vùng phía Nam Việt Nam, được gọi là Calambac” (20).
Thêm vào đó, trầm hương Việt Nam còn được tìm thấy trong các tuyến thương mại quốc tế hay góp mặt trong nghiên cứu về Con đường tơ lụa trên biển, về quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam – Trung Quốc (21), về tuyến thương mại Việt Nam – Nhật Bản bằng Châu Ấn thuyền (22)…
Cho đến nay, thị trường trầm hương thế giới ngày càng mở rộng, nhưng trầm hương Việt luôn giữ vững vị thế.
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc trầm hương – kỳ nam là loại quà biếu để thể hiện sự hữu hảo một cách trọng thể kể từ thời vua Lê Đại Hành. Trong Tống sử, có ghi chép rằng:
“Năm thứ 8 Thái Bình Hưng Quốc (983), Lê Hoàn sai Triệu Tử Ái đi sứ có phương vật gồm 100 ngà voi, 200 cân trầm hương, 1 vạn tấm lụa, 100 lông chim công đến kinh đô” (27).
Thật vinh dự và cao quý thay, vào năm 2017, chiếc quạt trầm hương truyền thống mang hương sắc Việt đã xuất sắc trở thành món quà Chính phủ Việt Nam trao tặng cho nhiều lãnh đạo, học giả, doanh nhân hàng đầu của thế giới trong sự kiện APEC Việt Nam nhằm bày tỏ tấm lòng hiếu khách và thiện chí của dân tộc Việt Nam, sự tiếp đón nồng hậu đối với các vị khách quốc tế đặc biệt.
Lời kết
Trầm Hương là hương thơm Việt Nam mang ý nghĩa văn hóa nghệ thuật cao quý, men theo dòng lịch sử, trầm hương trong văn hóa Việt Nam vẫn giữ vững vị trí số 1 dù trải qua bao phôi pha của thời gian và những biến động lịch sử, nét hương trầm mang ý nghĩa đặc trưng trong văn hóa, tin ngưỡng, và cả thơ ca nước nhà, chúng ta phải cùng nhau gìn giữ báu vật của tự nhiên.